Bạn mới học piano, còn đang chật vật với ngón tay cứng đơ, chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo, bạn không cần phải chơi được những bản “Sonata khét lẹt” mới gọi là biết đàn. Với những bản nhạc cổ điển dưới đây, bạn sẽ vừa luyện được kỹ thuật ngón tay cơ bản, vừa tận hưởng âm nhạc mượt mà đúng chất “classical chill”. Hãy cùng C-Fly Music điểm qua những bản nhạc đó ngay trong bài viết dưới đây.
Top những sheet piano cổ điển đơn giản cho người mới
Top những bản nhạc piano cổ điển dễ đánh cho người mới tập piano
Dưới đây sẽ là những bản nhạc piano cổ điển nổi tiếng. Tuy nhiên, những bản nhạc này thường chỉ được sáng tác với độ khó cơ bản giúp những người mới tập piano cũng có thể chơi được. Hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu những bản nhạc này ngay phần dưới đây của bài viết nhé!
1. Minuet in G – Johann Sebastian Bach
Đây là bản nhạc gần như là “nhập môn” cho bất kỳ ai học piano cổ điển. Với giai điệu vui tươi, lặp lại dễ nhớ và cấu trúc logic, Minuet in G giúp bạn luyện luân phiên tay trái – phải một cách rất tự nhiên.
Lý do bạn nên thử tập bản nhạc này:
- Cải thiện khả năng giữ nhịp và sự linh hoạt của ngón tay
- Rèn cách kiểm soát lực phím nhẹ nhàng, không bị “đập đàn”
Mẹo nhỏ: Hãy chia bài thành từng câu nhạc ngắn (khoảng 4 ô nhịp), tập tay phải trước, rồi ghép dần với tay trái. Đừng vội vàng ghép cả bài nếu bạn chưa quen.
Minuet in G – Bản nhạc “nhập môn” piano cổ điển
2. Ode to Joy – Beethoven
Một sáng tác của nghệ sĩ dương cầm vĩ đại Beethoven. Đây là một nhạc phẩm quen thuộc đối với những ai yêu thích nhạc cổ điển. Bản nhạc này siêu dễ, chủ yếu chỉ cần bàn tay phải có kỹ thuật tương đối với một vài hợp âm tay trái đơn giản.
Lý do bạn nên thử tập bản nhạc này:
- Giúp luyện phản xạ đọc nốt nhanh
- Làm quen với việc phối hợp tay trái đệm hợp âm nhẹ nhàng
Mẹo nhỏ: Sử dụng hợp âm đơn giản như C – G – Am ở tay trái, tập theo từng câu nhạc rồi mới nối lại.
Ode to Joy – Bản nhạc piano cổ điển nổi tiếng và dễ chơi
3. Prelude in C Major – Johann Sebastian Bach
Bạn muốn tìm kiếm một bản nhạc để khoe với bạn bè rằng bạn có kỹ năng chuyên nghiệp? Prelude in C chính là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Thực tế, bản nhạc này chỉ là những chuỗi hợp âm rất đơn giản nhưng với sự tài ba của Johann Sebastian Bach những hợp âm đó có thể tạo ra những hiệu ứng âm thanh cực kỳ đỉnh cao.
Lý do bạn nên thử tập bản nhạc này:
- Rèn kỹ năng legato (liên kết các nốt mượt mà)
- Kiểm soát tốc độ và lực phím cực kỳ hiệu quả
Mẹo nhỏ: Hãy chơi chậm rãi và đều tay. Đừng bị hấp tấp bởi giai điệu du dương – chậm mà chắc mới là mấu chốt.
Prelude in C Major – Sheet nhạc cổ điển dễ tập dễ chơi
4. Canon in D – Pachelbel (phiên bản đơn giản)
Canon in D thường gắn liền với những buổi lễ cưới sang trọng, nhưng bạn hoàn toàn có thể chơi bản này theo kiểu đơn giản. Tay trái chỉ cần lặp vòng hợp âm 8 nhịp quen thuộc, tay phải chơi melody nhẹ nhàng.
Tại sao nên thử:
- Tập vòng hợp âm cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn học đệm đàn
- Giúp luyện cảm âm và kiểm soát tốc độ chơi
Mẹo nhỏ: Tập tay trái trước với vòng hợp âm: D – A – Bm – F#m – G – D – G – A. Khi đã quen, ghép thêm melody tay phải vào.
Canon in D – Bản piano cổ điển nổi tiếng và dễ chơi
5. Clair de Lune (trích đoạn đầu) – Claude Debussy
Dù Clair de Lune nổi tiếng là một bản nhạc khó, nhưng đoạn đầu của nó lại vô cùng nhẹ nhàng, giàu cảm xúc và đặc biệt phù hợp cho người mới muốn luyện kỹ thuật biểu cảm và kiểm soát lực phím.
Tại sao nên thử:
- Học cách chơi “có hồn” chứ không chỉ đúng nốt
- Làm quen với kỹ thuật legato, dynamics (nhỏ – to – nhấn nhẹ)
Mẹo nhỏ: Đừng vội vàng chơi nguyên bài. Chỉ cần đoạn đầu đơn giản là đã đủ khiến người nghe trầm trồ.
Clair de Lune (trích đoạn đầu) – Bản piano cổ điển phù hợp với người mới
Xem thêm: Tư thế ngồi đàn piano như thế nào là chuẩn? Bạn đã biết chưa?
Gợi ý cách luyện tập hiệu quả cho người mới
Bạn có thể biết cả 5 bản nhạc ở phần trên, tuy nhiên nếu không luyện đúng cách thì cũng như tập gym sai form – mệt mà không lên cơ. Dưới đây là vài nguyên tắc vàng giúp bạn tiến bộ nhanh chóng:
Tập từng tay riêng biệt trước
Ghép cả hai tay sớm dễ khiến não bạn bị quá tải và ko thể load kịp. Tập tay phải trước cho chắc nốt và nhịp, rồi mới ghép tay trái sau.
Luôn dùng metronome
Metronome là “người bạn thân” của bất kỳ pianist nào. Dù bạn chơi chậm, nhưng nếu lối chơi của bạn rất đều và đúng nhịp thì bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.
Chia nhỏ – Tập từng đoạn
Đừng ham đánh cả bài từ đầu tới cuối. Hãy chia bài ra, mỗi ngày tập 2-4 ô nhịp là đủ. Chất lượng hơn số lượng.
Hãy kiên nhẫn – đừng ép bản thân
Không ai trở thành thiên tài chỉ trong một đêm. Học piano là hành trình dài, và mỗi lần bạn luyện tập là một bước tiến.
Gợi ý cách luyện tập piano hiệu quả
Xem thêm: Học piano khi không có đàn có học được không? Khó hay dễ?
C-Fly Music: Địa chỉ học piano cho người mới uy tín, chất lượng
Bạn cần một người đồng hành dẫn lối, chỉ đúng hướng đi và giúp bạn tránh sai lầm khi bắt đầu học piano? C-Fly Music chính là nơi dành cho bạn.
Tại sao nên chọn C-Fly Music?
- Lộ trình học cá nhân hóa: Không áp lực, không lý thuyết khô khan. Chỉ tập trung vào bạn – trình độ và mục tiêu của bạn.
- Giáo viên tận tâm: Hướng dẫn chi tiết từ cách ngồi đàn, nhấn phím đến biểu cảm khi chơi.
- Sheet nhạc đa dạng: Luôn có sẵn các bản nhạc từ đơn giản đến nâng cao, cập nhật liên tục.
- Không gian học hiện đại: Phòng học sạch đẹp, đàn chất lượng cao, tạo cảm hứng luyện tập mỗi ngày.
C-Fly Music
Qua bài viết trên, C-Fly Music đã cùng bạn đi tìm hiểu về top những bản nhạc piano cổ điển dễ đánh, dễ tập dành cho người mới chơi piano. Hy vọng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ, bạn sẽ có thêm cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích trong đời sống. Nếu có niềm đam mê mãnh liệt với piano thì hãy liên hệ ngay với C-Fly Music để được tư vấn và bắt đầu khóa học piano ngay nhé!