Chúng ta thường được nghe nói rằng muốn trở thành một ca sĩ có kỹ thuật tốt thì cần phải học kỹ thuật thanh nhạc. Vậy kỹ thuật thanh nhạc là gì và làm thế nào để có thể luyện cho mình được một giọng hát ổn định và thật cảm xúc. Hãy cùng C-Fly Music giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây nhé!
Kỹ thuật thanh nhạc là gì, một số kỹ thuật thanh nhạc cơ bản
Kỹ thuật thanh nhạc (Vocal Technique) là gì?
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa của kỹ thuật thanh nhạc theo nhiều trường phái khác nhau trong âm nhạc. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quan, kỹ thuật thanh nhạc đơn giản là tập hợp những phương pháp và kỹ năng giúp bạn sử dụng và kiểm soát tốt giọng hát của mình.
Mục tiêu của việc học kỹ thuật thanh nhạc là để tạo ra một giọng hát rõ ràng, mạnh mẽ, cảm xúc và ổn định.
Kỹ thuật thanh nhạc là gì?
Trên thực tế, bạn nên lưu ý rằng kỹ thuật thanh nhạc chỉ là một điều kiện đủ khi hát. Có nghĩa là bạn thực sự không cần kỹ thuật thanh nhạc mà vẫn có thể hát được. Tuy nhiên, nếu muốn giọng hát của bạn hay, hoàn thiện, bền bỉ và đạt hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp đến người nghe hơn thì việc học kỹ thuật âm nhạc là hoàn toàn cần thiết.
Lưu ý về kỹ thuật thanh nhạc
5 kỹ thuật thanh nhạc cơ bản nên tập luyện
Để cải thiện giọng hát của mình thì phương án học kỹ thuật thanh nhạc có thể nói là một phương án khá hiệu quả. Việc học kỹ thuật thanh nhạc sẽ giúp bạn nắm chắc được những kiến thức cơ bản về cách hát và hiểu rõ hơn về giọng hát của mình. Hãy cùng khám phá một vài kỹ thuật thanh nhạc cơ bản cho người mới nhé!
Các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản nên học
1. Kỹ thuật lấy hơi (Breath Control)
Lấy hơi là một trong những kỹ thuật thanh nhạc cơ bản nhất mà bạn nên học. Việc lấy hơi tốt giúp bạn có thể hát một cách dễ dàng không bị mệt. Ngoài ra, có một cột hơi chắc chắn cũng giúp giọng hát của bạn khỏe và ổn định hơn, tạo ra âm thanh vang và rõ ràng.
Cách luyện tập lấy hơi và kiểm soát hơi thở:
- Đứng thẳng, thả lỏng hoàn toàn vai và ngực.
- Hít vào bằng mũi để hơi đi xuống bụng (Sử dụng cơ hoành)
- Giữ hơi bằng cơ hoành trong vài giây tuy nhiên vai và ngực vẫn phải được thả lỏng.
- Thở ra từ từ qua miệng. Lưu ý tập kiểm soát luồng hơi được nhả ra một cách ổn định.
- Lặp lại thao tác để dần dần sẽ có một cột hơi khỏe và ổn định.
Minh họa quá trình luyện tập lấy hơi và kiểm soát hơi thở
2. Kỹ thuật mở khẩu hình (Vowel Shaping)
Mở khẩu hình khi hát là một kỹ thuật quan trọng trong thanh nhạc. Việc mở khẩu hình giúp tối ưu hóa âm thanh giúp giọng hát của bạn có độ vang và rõ ràng hơn. Ngoài ra cũng giúp phát âm chuẩn một cách dễ dàng giúp bạn truyền tải được rõ nhất thông điệp của bài hát.
Cách luyện tập mở khẩu hình:
- Mở miệng thoải mái, không gồng hoặc căng cứng.
- Lưỡi được thả lỏng và đặt dưới hàm dưới hoặc hơi cong để tạo khoảng trống cộng hưởng.
- Tập hát và phát âm đúng các nguyên âm như A, E, I, O, U với khẩu hình mở rộng và các nốt từ thấp đến cao.
Lợi ích của việc mở khẩu hình đẹp khi hát
Xem thêm:
Lớp học thanh nhạc cho người lớn chất lượng tại TP.HCM
Bí quyết cách hát nốt cao không bị hụt hơi cho giọng sáng đẹp nhất
3. Kỹ thuật rung giọng (Vibrato)
Vibrato là một kỹ thuật khá phổ biến nhưng lại hơi nâng cao một chút so với hai kỹ thuật trên. Việc sử dụng vibrato trong bài hát giúp tạo sự mượt mà trong việc chuyển câu giúp cho bài hát trở nên cảm xúc và quyến rũ hơn đồng thời cũng giúp bạn khẳng định được phong cách cá nhân trong âm nhạc.
Cách tập luyện vibrato:
- Bạn hãy bắt đầu bằng việc hát một nốt dài và thả lỏng cổ họng ko gồng cứng.
- Cơ hoành cũng cần được thả lỏng để hơi thở được kiểm soát tự nhiên.
- Thử tạo độ rung nhẹ bằng cách thay đổi áp lực hơi thở một cách nhịp nhàng từ chậm đến nhanh.
Kỹ thuật thanh nhạc nâng cao
4. Kỹ thuật nối âm (Legato)
Kỹ thuật nối âm được sử dụng để hát giúp cho các nốt nhạc được kết hợp mượt mà và không bị ngắt quãng. Giúp cho bạn có một giọng hát liền mạch và mang lại cảm xúc sâu lắng cùng sự tinh tế tăng tính chuyên nghiệp và kỹ thuật cao cho giọng hát của bạn.
Cách luyện tập kỹ thuật nối âm:
- Hát một câu nhạc dài với các nốt nhạc liền nhau và không được ngắt quãng giữa các nốt trước khi hết câu.
- Tập luyện nhiều và liên tục để thành thạo kỹ thuật.
Kỹ thuật legato trong âm nhạc
5. Kỹ thuật chuyển giọng (Voice Register Transition)
Chuyển đổi giọng trong khi hát là một kỹ thuật nâng cao. Mục đích của kỹ thuật này là việc bạn chuyển đổi giữa giọng ngực (Chest voice), giọng pha (Mixed voice) và giọng gió (Head voice). Việc chuyển đổi giữa các loại giọng trong một bài hát giúp cho bài hát trở nên nhiều màu sắc, mượt mà và thể hiện kỹ thuật cá nhân của bạn.
Cách luyện tập chuyển giọng:
- Bắt đầu luyện tập chuyển giọng khi tất cả các loại giọng của bạn đã tốt hoặc ở mức cơ bản.
- Bắt đầu với giọng ngực, từ từ tăng cao độ giọng hát và chuyển sang giọng gió.
- Tập luyện các nốt và chuyển giọng từ thấp đến cao để làm quen dần với sự thay đổi.
Kỹ thuật chuyển giọng trong thanh nhạc
Qua bài viết trên, C-Fly Music đã giải thích cho bạn kỹ thuật thanh nhạc là gì. Đồng thời cũng bật mí cho bạn một số kỹ thuật mà bạn có thể tập luyện để hát hay hơn. Hy vọng với những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn sẽ có thêm cho mình được nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn nhanh chóng có được một giọng hát như bạn mong muốn nhé!
Bạn đọc đang có nhu cầu cải thiện giọng hát, tham khảo ngay khóa học thanh nhạc tại C-Fly Music!
Tham khảo:
Bật mí cách hát giọng trầm cho người mới bắt đầu
Cách hát giọng gió chi tiết từ A-Z cho người mới bắt đầu